TẠI SAO PHẢI THẮT DÂY AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ?

Ngày đăng: 10/04/2024
Lượt xem: 172

Ở Việt Nam, do nhu cầu đi lại, thời gian gấp rút, cộng thêm các dịch vụ khá nhiều (taxi, grab, uber,…) nên việc di chuyển bằng ô tô không còn là xa lạ đối với mỗi chúng ta. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mỗi khi lên ô tô thì các tài xế đều nhắc nhở chúng ta phải thắt dây an toàn không? 

 

Thắt dây an toàn giúp giảm 75% nguy cơ tử vong

Nếu xét về giá trị, dây đai an toàn trên xe ô tô là một chi tiết rất nhỏ trên xe. Tuy nhiên nếu xét về tính năng và công dụng thì nó lại chiếm vị trí cực kì quan trọng trong việc bảo vệ an toàn của người dùng.

Cấu tạo một dây đai an toàn bao gồm 2 phần chính là dây đai và khoá. Dựa vào cảm biến va chạm, thông tin được truyền tới bộ điều khiển dây đai để tự động siết chặt lại, nhờ vậy có thể giữ chắc cơ thể không bị văng khỏi ghế. Nhờ các tính năng của dây đai có thể tự nới lỏng hoặc siết chặt nên khi bình thường chúng ta vẫn sẽ cảm thấy thoải mái khi sử dụng.

thắt dây an toàn khi lái xe

Trong trường hợp không may xảy ra tai nạn thì quán tính của xe và người dùng trên xe hoàn toàn độc lập với nhau. Ví dụ như xe xảy ra va với các vật thể (cột điện, tường,...) làm chiếc xe đột ngột dừng lại. Nhưng vì lái xe và hành khách là những vật thể độc lập với xe nên dù xe đã dừng lại nhưng vì quán tính mà chúng ta vẫn chuyển động về phía trước với vận tốc tương đương trước đó của xe. Lúc này nếu người dùng không thắt dây an toàn thì rất có thể sẽ bị lao về phía trước và va vào kính chắn gió, vô lăng, bảng taplo,... và dễ dàng bị thương.

Vì kính là một chất liệu cứng, đầu là một trong những bộ phận của cơ thể dễ bị tổn thương nhất vì chứa đựng trung khu thần kinh não bộ nên nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong sau khi va chạm là rất lớn. Theo thống kê thì 75% người lái xe bị văng ra khỏi xe do không thắt dây đai an toàn đều tử vong.

Khi thắt dây đai an toàn đúng quy cách, các đây đai sẽ truyền phần lớn lực dừng thông qua các phần trên cơ thể như khung xương chậu, xương sườn. Lực này phân tán vào nhiều điểm trên cơ thể nên không gây nhiều tổn thương và sẽ giảm được phần lớn các tác động.

 

Xử lý đối với hành vi không thắt dây an toàn

Tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ - CP quy định mức xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì sẽ phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điểm k: Không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Điểm l: Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Nghị định 46 có hiệu lực từ 1/8/2016. Như vậy, kể từ sau thời điểm này, việc người điều khiển phương tiện không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy hoặc chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy đều bị phạt với mức phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Lưu ý việc áp dụng quy định này để xử phạt đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô trong trường hợp người được chở ở hàng ghế phía sau trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy được thực hiện kể từ ngày 01/01/2018.

Bài viết liên quan
CHỞ TRẺ EM BẰNG Ô TÔ CẦN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ?
Báo giá
0932 930 205
ZALO